Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự?

Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự?

Người nào thực hiện các hành vi cấu thành tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Tuy nhiên, nếu người phạm tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ không bị xử lý hình sự. Vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự được pháp luật quy định như thế nào?

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là:

Người dưới 14 tuổi Không phải chịu trách nhiệm hình sự về bất kỳ tội nào
Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi –       Không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với: Tội ít nghiêm trọng và Tội nghiêm trọng.

–      Phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự 2015.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.

Cách xác định tuổi của NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI, NGƯỜI BỊ HẠI là người dưới 18 tuổi phạm tội

Kết hợp các quy định tại Điều 417 Bộ luật tố tụng hình sự 2015Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH thì:

1. Xác định dựa trên tài liệu, giấy tờ:

– Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, việc xác định tuổi có thể căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • Giấy chứng sinh;
  • Giấy khai sinh;
  • Chứng minh nhân dân;
  • Thẻ căn cước công dân;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Hộ chiếu.

– Trường hợp các giấy tờ trên có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc KHÔNG CÓ các giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan/ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp với gia đình, người đại diện, cơ quan, tổ chức,…. trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh tuổi của người đó.

2. Xác định tuổi khi chỉ biết khoảng thời gian sinh là tháng, quý, nửa năm:

– Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tuổi của người đó được xác định như sau:

Các trường hợp Cách tính tuổi
Nếu xác định được tháng, nhưng không xác định được ngày sinh Lấy ngày cuối cùng của tháng đó
Nếu xác định được quý, nhưng không xác định được ngày – tháng sinh Lấy ngày cuối cùng của tháng cuối quý
Nếu xác định được nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày – tháng sinh nào Lấy ngày 30/6 hoặc ngày 31/12 của năm đó làm ngày sinh
Nếu không xác định được quý nào và tháng nào trong năm Lấy ngày 31/12 của năm đó làm ngày sinh
Nếu không xác định được ngày, tháng, năm sinh Phải tiến hành điều tra trên cơ sở lời khai của người mẹ, người đỡ đẻ, bà con hàng xóm sống lâu năm tại khu vực đó, giám định xương,…

3. Xác định bằng cách giám định tuổi:

– Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi thì lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của người đó.

Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 15 tuổi 3 tháng.

Xem thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI