Quyền đại diện giữa vợ chồng khi giao dịch tài sản chung
Quan hệ hôn nhân làm phát sinh quan hệ tài sản chung vợ chồng, trong một số trường hợp nhát định vợ hoặc chồng được đại diện cho nhau để xác lập giao dịch với bên thứ ba, mặc dù chỉ một người vợ hoặc chồng đứng ra thực hiện giao dịch nhưng vẫn làm phát sinh nghĩa vụ chung của hai vợ chồng. Vậy pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về việc đại diện giữa vợ chồng khi giao dịch tài sản chung:
1. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
2. Đại diện giữa vợ và chồng trong giao dịch đối với tài sản chung
A) Trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”
“1. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.”
Như vậy, đối với các loại tài sản KHÔNG phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì ai đứng tên hoặc đang chiếm hữu thì được quyền xác lập, thực hiện giao dịch với bên thứ ba. Quyền đại diện giữa vợ chồng khi giao dịch tài sản chung thuộc về người đang đứng tên, chiếm hữu mà không cần thông qua văn bản ủy quyền.
Xem thêm: DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN